khách hàng (10.000)

Hiển thị các bài đăng có nhãn #kythuatin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn #kythuatin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

CÁC KỸ THUẬT GIA CÔNG THÀNH PHẨM SAU IN

Tìm hiểu về các kỹ thuật gia công thành phẩm trong in ấn

Một sản phẩm in ấn hoàn chỉnh phải trải qua giai đoạn gia công in ấn. Đây là khâu hoàn thiện và không kém phần quan trọng trong quá trình in ấn.

Dưới đây là những kỹ thuật gia công in ấn phổ biến hiện nay:

Cấn là gì?

Cấn là khâu gia công nhằm tạo ra nếp gấp cho các sản phẩm in. Công đoạn này thường được dùng máy dập cấn nhằm tạo sự đồng nhất cho sản phẩm in ấn. Có đường cấn, các ấn phẩm sẽ dễ dàng gấp lại hơn, đường gấp ngay ngắn, liền mạch hơn. Đối với các loại giấy dày, giấy mỹ thuật, giấy có độ cứng nhất định thì đường cấn này còn giúp cho giấy được thẳng, không bị gãy, bị nhăm nhúm khi gấp lại.

Cấn thường được dùng khi làm brochure, catalogue, bao bì, hộp sản phẩm.

Đục lỗ

Gia công đục lỗ thường được dùng trong việc in hiflex làm băng rôn, in pp để gắn vào standee (kệ x). Đục lỗ cho sản phẩm in là việc đơn giản nhưng rất dễ quên. Những nhà in chuyên nghiệp thường hỏi bạn về việc gia công đục lỗ khi nhận in sản phẩm hiflex, pp.

Bế là gì?

Bế là khâu gia công nhằm tạo ra những hình dáng phức tạp cho sản phẩm in. Ví dụ, hình ảnh bên dưới là ngôi nhà và chai bia có in menu nhà hàng. Để lấy được hình của ngôi nhà và chai bia theo đúng mẫu thiết kế thì phải trải qua giai đoạn Bế. Để thực hiện việc này, công ty in ấn sẽ tạo ra một khuôn mẫu có kích thước, hình dạng đúng như mẫu thiết kế sao đó cho vào máy để cắt.

Cán màng

Có 4 kỹ thuật phổ biến đối với gia công cán màng

·         * Cán màng mờ : loại cán màng này nhìn khá đẹp và được dùng nhiều nhất. Màng thực chất là một lớp nhựa mỏng như khi chúng ta ép plastic cho CMND hoặc bằng cấp, tuy nhiên matt lamination thì mỏng và nhìn tự nhiên hơn ép plastic. Cách tính giá: thông thường nhà in sẽ tính giá theo cm2.

·         * Cán màng bóng – Glossy lamination: loại cán màng này tương tự như cán mờ nhưng nhìn láng như được phủ một lớp nhựa chứ không tự nhiên như màng mờ. Cách tính giá: thông thường nhà in sẽ tính giá theo cm2. Giá thành của loại này rẻ hơn cán màng mờ.

·         * Cán định vị: Spot UV: Loại này khá cao cấp và rất ít nhà in ở Việt Nam có thể sản xuất. Mục đích: tạo sự nhấn cho ấn phẩm. Giá thành cao hơn rất nhiều lần so với cán màng mờ và cáng màng láng. Cách tính giá: thông thường nhà in sẽ tính giá theo cm2.

·         * Cán định vị nghệ thuật – Đây là dạng cán màng độc đáo nhất nhưng chưa được áp dụng sản xuất ở Việt Nam. Đây cũng là một dạng cán màng định vị nhưng chất liệu thì đa dạng và độc đáo hơn.

Đóng cuốn

Có các kỹ thuật đóng cuốn phổ biến sau:

·         Đóng cuốn dạng Case Binding

·         Đóng cuốn dạng Perfect Binding

·         Đóng cuốn dạng Lay-flat Binding(2 bìa, 1 bìa thật, 1 bìa giả)

·         Đóng cuốn dạng Saddle Stitching (kim giữa)

·         Đóng cuốn dạng Side Stithing (kim ngang)

·         Đóng cuốn dạng Spiral Binding (gáy lò xo)

·         Đóng cuốn dạng Tape Binding (từng tép dán lại)


Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

KỸ THUẬT IN PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

CÁC KỸ THUẬT IN PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM!

1) IN KỸ THUẬT SỐ:
Đây là phương pháp in ấn dựa trên hình ảnh kỹ thuật số trực tiếp đến một loại thiết bị công nghệ như: Máy tính và các nguồn kỹ thuật số được in bằng cách sử dụng định dạng lớn bằng laser hoặc máy in phun.

2) IN FLEXO:
In Flexo là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Ở đó, nội dung cần in (chữ viết, hình ảnh…) được đặt ở vị trí cao hơn so với phần không in. Đồng thời, các hình ảnh trên khuôn ngược chiều, mực in được hiển thị bằng trục anilox rồi truyền mực lên vật in thông qua quá trình ép in.

3)IN LỤA HAY IN LƯỚI:
Đây là kỹ thuật dựa trên sự thẩm thấu của mực in đi qua khung lưới giống như tấm vải đã được tạo hình trên đó nhờ lớp keo mỏng. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy...hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

4) IN OFFSET:
In offset là kỹ thuật in ấn mà ở đó hình ảnh được dính mực in được ép lên các tấm offset (tấm cao su) trước rồi sau đó mới ép từ tấm offset lên giấy.

IN ẤN THẺ NHỰA

XIN LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN - ĐẶT HÀNG: CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ IN ẤN GIA PHÁT Địa chỉ: 248/31A1 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q12, TP HC...